Chế độ ăn và bệnh tăng huyết áp

12/28/2018  00:00

Chế độ ăn muối ( Natri) và huyết áp.

 Trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp, trước hết người ta thường kể đến lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

a. Lương muối ăn (có chứa Natri) trong khẩu phần có thể được cung cấp từ 2 nguồn chính:

  • Phần cho thêm vào thức ăn: muối, n­ước mắm, mì chính...: phần này phụ thuộc vào khẩu vị của từng người, tuy nhiên chỉ chiếm 20% số lượng muối chúng ta ăn vào.
  • Phần có sẵn trong thực phẩm: là lượng Natri sẵn có tự nhiên trong thực phẩm và lượng muối đ­ược cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản (các thực phẩm đóng hộp, hun khói, sấy khô, ư­ớp muối, thực phẩm chế biến sẵn) - nguồn  này chiếm tới 80% lượng muối chúng ta ăn vào.

b. Vậy nên ăn bao nhiêu muối mỗi ngày?

Tính thấm của màng tế bào đối với natri có thể có yếu tố di truyền do đó có người nhạy cảm với muối, có ngư­ời không nhạy cảm với muối. Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chế độ ăn không quá 5g muối/ngày là giới hạn hợp lý để phòng bệnh tăng huyết áp.

Trong thực đơn cần bớt các thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn vì các thực phẩm này thường chứa nhiều muối.

Trong quá trình lựa chọn thực phẩm chúng ta cũng cần chú ý đến thành phần Natri có trong thực phẩm.

MỘT SỐ THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIẦU NATRI

(theo: Bảng thành phần thực phẩm Việt nam- Viện dĩnh dưỡng- Bộ Y tế 2007)

TT

Tên thực phẩm

Natri (mg)

(trong 100g thực phẩm)

I. Hạt, rau và quả dùng làm rau

 

Cần tây

96

 

Đậu côve

96

 

Rau húng quế

91

 

Cải xoong

85

II. Thịt và sản phẩm chế biến sẵn

 

Gan lợn

110

 

Thịt cừu

91

 

Thịt bò loại 1

83

III. Cá và thủy sản

 

Tôm đồng

418

 

380

 

Cua bể

316

 

Cá trích

160

 

Cá thu

110

 

Cá ngừ

78

IV. Trứng

 

Lòng trắng trứng gà

215

 

Trứng vịt

191

 

Trứng gà

158

V. Sữa và sản phẩm chế biến

 

Sữa bò t­ơi

380

Chế độ ăn giàu Kali giúp hạ huyết áp

  • Kali đ­ược phân bố rộng rãi trong thực phẩm và thay đổi khác nhau tuỳ loại nhóm thực phẩm. Một khẩu phần ăn trung bình có khả năng cung cấp khoảng 2,5- 3,0g kali/ngày. Các thức ăn có nguồn gốc thực vật như: khoai củ, đậu đỗ và các loại rau quả đều có nhiều kali. Nhóm rau quả cung cấp nhiều Kali nhất (Khoai tây, su hào, bí đao, đậu đỗ, chuối và các loại rau khác). Sữa cũng chứa nhiều kali, tiếp đến là thịt, trứng và sản phẩm ngũ cốc.
  • Chế độ ăn giàu kali (4- 5g/ ngày) có thể giảm huyết áp ở những ng­ười có tiền sử gia đình tăng huyết áp.
  • Lựa chọn các thực phẩm giàu kali: hàm lượng Kali có trong 100g thực phẩm ăn đư­ợc của một số thực phẩm thông dụng đ­ợc trình bày trong bảng sau (theo Bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam).

MỘT SỐ THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU KALI

(theo: Bảng thành phần thực phẩm Việt nam- Viện dĩnh dưỡng- Bộ Y tế 2007)

 

TT

Tên thực phẩm

Kali (mg)

(trong 100g thực phẩm)

I. Khoai củ và sản phẩm chế biến

 

Khoai sọ

448

 

Khoai tây

396

 

Củ sắn

394

 

Củ cái

397

II. Hạt, rau và quả

 

Đậu tương (đậu nành)

1504

 

Đậu xanh (đậu tắt)

1132

 

Lá lốt

598

 

Cùi dừa già

555

 

Vừng (đen, trắng)

508

 

Rau khoai lang

498

 

Măng chua

486

 

Rau giền đỏ

476

 

Rau ngót

457

 

X­ương sông

424

 

Lạc hạt

421

 

Rau đay

417

 

Rau mồng tơi

391

 

Rau bí

390

 

Tỏi ta

373

 

Thìa là

361

 

Súp lơ

349

 

Bí ngô

349

TT

Tên thực phẩm

Kali (mg)

(trong 100g thực phẩm)

III. Quả chín

 

Sầu riêng

601

 

Mít dai

368

 

Chuối tiêu

329

 

Ổi

291

 

Chuối tây

286

 

Nhãn

257

IV. Thịt

 

Gan lợn

447

 

Bầu dục lợn

390

 

Thịt bò loại 1

378

V. Cá

 

Cá ngừ

518

 

Cá thu

486

 

Cá chép

397

VI. Trứng

 

Trứng vịt

258

 

Trứng gà

176

VII. Gia vị

 

Gừng t­ơi

316

Một số chất khác có tác dụng làm giảm huyết áp:

  • Canxi: Tăng lượng canxi trong khẩu phần có ảnh hưởng làm giảm huyết áp. Tác dụng làm giảm huyết áp của chế độ ăn nhiều Canxi có thể còn phụ thuộc vào tình trạng muối: chế độ ăn thấp canxi làm tăng tác dụng tăng huyết áp với chế độ ăn nhiều muối trên một cơ thể có nhạy cảm với muối và một khẩu phần nhiều canxi có tác dụng ngăn chặn gây tăng huyết áp của chế độ ăn nhiều muối đặc biệt trên những ng­ời tăng huyết áp có nhạy cảm với muối. Sử dụng thực phẩm giàu canxi còn có tác dụng dự phòng tăng huyết áp ở phụ nữ có thai. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn canxi tốt
  • Chất xơ: chế độ ăn nhiều chất xơ dẫn giúp giảm huyết áp (nên ăn 20g chất xơ/ngày).
  • Tỏi: có tác dụng làm giảm huyết áp vừa phải.

Lời khuyên chung:

Ăn uống hợp lý là một biện pháp không thể thiếu để phòng chống bệnh tăng huyết áp. Một chế độ ăn hạn chế muối, Tăng cường rau xanh, quả tươi (cung cấp vitamin và Kali), giàu canxi, thay thế các chất béo bão hòa (có trong thịt và các đồ chiên rán..) bằng các chất béo không bão hòa (có trong cá, dầu thực vât…) cùng với hoạt động thể lực có thể đủ để làm giảm huyết áp ở phần lớn đối tượng có tăng huyết áp nhẹ. Ở những người tăng huyết áp nặng chế độ ăn uống nói trên giúp giảm bớt liều lượng các thuốc hạ áp cần thiết.

Chế độ ăn dự phòng tăng huyết áp và bệnh tim mạch :

  • Ăn nhiều rau xanh, quả tươi, các loại hạt, sữa gầy, hạn chế các chất béo bão hòa (mỡ động vật) và mỡ dạng Trans (có trong thức ăn chiên rán ở nhiệt độ cao), ăn ít các thức ăn chế biến sẵn.
  • Hạn chế muối: không nên sử dụng quá 5g muối /ngày.
  • Hạn chế uống rượu  bia.

Tác giả: PGS.TS.Nguyễn Thị Bạch Yến - Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai.