Chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp

Cơn tăng huyết áp (Hypertensive Crsis) là tình trạng huyết áp (HA) tăng cao kịch phát, Huyết áp tâm thu (HATT) >180mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương (HATTr) >120 mmHg. Dựa trên tình trạng có hay không kèm theo tổn thương cơ quan đích, cơn tăng huyết áp (THA) được chia thành 2 thể: THA cấp cứu (Hypertensive Emergencies) và THA khẩn trương (Hypertensive Urgencies) [3],[4],[12].

Chiến lược mới trong sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (cập nhật 2018)

12/28/2018

- 5 nhóm thuốc hạ HA chính, gồm thuốc Ức chế men chuyển (ƯCMC), thuốc Chẹn thụ thể Angiotensin II (CTTA), thuốc chẹn Beta giao cảm (CB), thuốc chẹn kênh canxi (CKC) và thuốc Lợi tiểu (gồm Thiazide, Chlorthalidone và Indapamide) đều có bằng chứng làm giảm kết cục chung về biến cố và tử vong tim mạch tương tự nhau, mặc dù có một số nghiên cứu cho thấy trong một số trường hợp tác dụng của các nhóm thuốc này có khác nhau (ví dụ như thuốc chẹn beta kém hơn trong dự phòng đột quy hay thuốc chẹn kênh can xi kém hơn trong dự phòng suy tim). Vì vậy cả 5 nhóm này đều được coi là thuốc nền tảng trong điều trị THA [2] [4].

Mục tiêu điều trị huyết áp - Những điểm mới năm 2018

12/28/2018

THA có liên quan rõ rệt với các biến cố tim mạch và suy thận. THA (> 140/90 mmHg) có liên quan đến 69 % các NMCT lần đầu, 74% các ca suy tim sung huyết, 77% đột quỵ não lần đầu [1]. Mặt khác ở bệnh nhân THA thường có kèm theo các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, trong đó rất thường gặp rối loạn chuyển hóa lipit, rối loạn chuyển hóa Glucose, thừa cân, béo phì.... Sự có mặt đồng thời nhiều yếu tố nguy cơ chuyển hóa càng làm gia tăng nguy cơ các biến cố tim mạch ở bệnh nhân THA [12]

Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

12/28/2018

Tăng huyết áp gặp ở khoảng 5% tổng số phụ nữ mang thai. Tăng huyết áp ở sản phụ là một trong nguyên nhân chính dẫn đến tử vong chu sinh cho mẹ và con. Nguy cơ đối với mẹ bao gồm đột quỵ, suy đa tạng và đông máu nội mạch rải rác. Thai nhi có nguy cơ chậm phát triển (25% các trường hợp tiền sản giật), sinh non (27% trường hợp tiền sản giật) và thai chết lưu (4% trường hợp tiền sản giật) [4]

Tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch tổng thể

12/28/2018

THA ít khi xảy ra đơn độc. Ở bệnh nhân THA thường hay kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như rối loạn Lipid máu, rối loạn Glucose máu... (bảng 1) và khi có mặt càng nhiều yếu tố nguy cơ thì nguy cơ bị các biến cố và tử vong do tim mạch của bệnh nhân lại càng gia tăng.