Các kiến thức về suy tim giúp người bệnh tự chăm sóc bản thân

11/29/2019 2:25:09 PM  14:25

Suy tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh không lây nhiễm cùng với các bệnh khác như ung thư và tai biến mạch máu não. Suy tim là nguyên nhân gây tử vong cho 300.000 bệnh nhân mỗi năm ở Mỹ.

Hiện nay, có hơn 22 triệu người mắc suy tim trên toàn thế giới. Mỗi năm cũng có thêm 2 triệu người mới mắc suy tim. Khoảng 6% những người trên 65 tuổi mắc bệnh suy tim. Với điều kiện chăm sóc tốt, tuổi thọ loài người ngày càng tăng cũng kéo theo con số bệnh nhân suy tim cũng không ngừng tăng lên. Tại Mỹ, hàng năm có xấp xỉ 900.000 bệnh nhân nhập viện vì suy tim và làm tiêu tốn một khoảng tiền khổng lồ. Một số báo cáo cũng cho thấy ở một vài quốc gia ngân sách dành cho suy tim chiếm từ 1-2% ngân sách dành cho y tế. Tại Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song theo tần suất mắc bệnh của thế giới, ước tính có khoảng 320 nghìn đến 1,6 triệu người nước ta bị suy tim. 

Vấn đề mấu chốt trong điều trị bệnh suy tim là việc bệnh nhân tự chăm sóc bản thân để ổn định tình trạng bệnh và tránh các đợt cấp của bệnh. Người bệnh cần nắm rõ các kiến thức cơ bản về bệnh suy tim như: nguyên nhân, hậu quả của bệnh suy tim, bệnh suy tim được phân loại như thế nào, các triệu chứng của bệnh suy tim, các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi như thế nào là phù hợp cho từng giai đoạn của bệnh suy tim

Suy tim là bệnh của rối loạn tim mạch rất phổ biến. Cả hai tỷ lệ tử vong hoặc tái nhập viện trong vòng một năm sau khi xuất viện vẫn còn đáng kể bất chấp những tiến bộ trong y tế chăm sóc người bệnh suy tim. Một nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 50% số ca nhập viện vì suy tim, và tử vong là có thể phòng ngừa. Hơn nữa, chiến lược để quản lý suy tim có thêm lợi ích về chăm sóc y tế tối ưu, chẳng hạn như tăng cường tự chăm sóc, đây là một yếu tố quan trọng để cải thiện kết quả sức khỏe đối với người bệnh suy tim. Suy tim không chỉ làm suy giảm sức khỏe của người bệnh, mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính, thậm chí còn trở thành gánh nặng cho những người không có điều kiện về kinh tế.

Tự chăm sóc đối với người bệnh suy tim là một quá trình ra quyết định liên quan đến các thực hành tự nhiên của người bệnh nhằm duy trì sự ổn định của bệnh và ngăn chặn các đợt cấp. Những thói quen thực hành hàng ngày, gọi là tự chăm sóc hoặc tuân thủ các thực hành, phản ánh mức độ mà một người bệnh thực hiện sau khi được thầy thuốc tư vấn. Quan trọng hơn, thực hành tự chăm sóc bệnh suy tim cũng liên quan đến hoạt động của người bệnh ra quyết định để đánh giá và hành động có hiệu quả cải thiện triệu chứng suy tim khi chúng xảy ra.

Để có thể tự chăm sóc tốt trước hết người bệnh suy tim phải hiểu được những kiến thức cơ bản về suy tim. Từ đó người bệnh mới có thể đánh giá được tình trạng bệnh của mình mà đưa ra những xử lý phù hợp với tình trạng bệnh mà mình đang có.

Theo nghiên cứu của Artinian và cộng sự, kiến thức của người bệnh bao gồm: sự hiểu biết về suy tim và các triệu chứng, lí do của các triệu chứng, tình trạng triệu chứng xấu đi; lựa chọn thực phẩm có lượng muối thấp; sử dụng thuốc và cách xử lí khi gặp tác dụng phụ; và những hành vi tự chủ như theo dõi cân nặng, tập thể dục thể thao hay kiểm soát triệu chứng.

* Những kiến thức về chế độ dùng thuốc của người bệnh suy tim

Nguyên tắc cơ bản của điều trị suy tim đó là điều trị căn nguyên gây suy tim nếu có thể làm được. Ví dụ: nếu do hở hay hẹp van tim thì có thể mổ thay hoặc sửa van tim. Tuy vậy, nhiều trường hợp không hề tìm thấy hoặc không còn điều trị được căn nguyên gây suy tim nữa. Khi đó các thầy thuốc sẽ cho dùng một hay nhiều loại thuốc nhằm làm giảm chậm hoặc thay đổi diễn tiến xấu đi của bệnh. Vì vậy việc người bệnh tuân thủ y lệnh điều trị về thuốc là vô cùng quan trọng. Uống thuốc đều theo đơn. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sỹ. Nên uống thuốc vào các giờ nhất định tuỳ theo công việc hay hoạt động để tránh quên thuốc. Người bệnh suy tim cần phải hiểu rằng các thuốc chữa suy tim không phải là thuốc bổ, không thể tự thay đổi liều. Rất nhiều người bệnh tự ý ngừng một loại thuốc chỉ vì khó uống (như gói muối kali) hoặc tự tăng liều vì coi đó là thuốc trợ tim (như digoxin) mà không biết rằng bác sỹ đã phối hợp các thuốc với liều tối ưu để tránh biến chứng. Nhiều người bệnh đã tử vong vì những sự tự ý như vậy.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ người bệnh cũng cần có những hiểu biết nhất định để việc sử dụng thuốc được an toàn, hợp lý. Có 5 nhóm thuốc chính trong điều trị suy tim và những lưu ý khi dùng thuốc.

- Thuốc lợi tiểu

Người bệnh suy tim thường phải dùng thuốc lợi tiểu để hạn chế lượng nước và muối thừa trong cơ thể, giúp giảm gánh nặng cho tim, làm tim hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện đáng kể khả năng hô hấp của người bệnh, đồng thời giúp giảm triệu chứng phù do suy tim. Hầu hết các thuốc lợi tiểu có xu hướng loại bỏ kali ra khỏi cơ thể, vì thế cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ lượng kali trong máu nếu điều trị bằng các thuốc này

-Digoxin

Digoxin là thuốc có tác dụng làm tăng co bóp tim nhẹ, làm giảm các triệu chứng của suy tim và tần suất nhập viện do suy tim tiến triển nhưng không có tác dụng kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Nếu lạm dụng Digoxin sẽ gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng.

- Thuốc giãn mạch

Các thuốc này có tác dụng làm giãn động mạch, tiểu động mạch nên góp phần giảm bớt gánh nặng cho tâm thất trái, giảm áp lực lên tim khi bơm máu qua động mạch, nhờ đó giảm chỉ số huyết áp. Vì vậy, các thuốc giãn mạch sẽ giúp hạn chế các yếu tố làm tăng nặng thêm tình trạng suy tim.

-Thuốc chẹn beta giao cảm

Nhóm thuốc này có tác dụng trực tiếp lên cơ tim để làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, nhờ đó giảm bớt khối lượng công việc của tim, làm giảm triệu chứng của suy tim, giảm tỉ lệ người bệnh phải nhập viện và tử vong do suy tim.

-Thuốc làm tăng co cơ tim

Đây là các chất kích thích làm tăng khả năng bơm máu của tim.

-Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy tim

+Thường xuyên theo dõi cân nặng, ghi chép đầy đủ vào một cuốn sổ và mang nó đến bác sỹ mỗi lần tái khám.

+Mang theo đơn thuốc đang điều trị mỗi lần tái khám.

+Cần thực hiện đúng, đủ các thuốc mà bác sỹ kê về thời gian, liều lựơng, cách dùng. Nếu chưa hiểu rõ cần gặp bác sỹ hoặc chuyên gia y tế để được giải thích chi tiết.

+Tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ về chế độ ăn uống, tập thể dục và các thay đổi lối sống khác.

+Hiểu biết về các tác dụng phụ của thuốc:

Thuốc trợ tim như Digoxin nếu dùng liều cao sẽ gây ngộ độc dẫn đến làm gia tăng tỷ lệ tử vong.

Thuốc lợi tiểu có hạ K+ máu, Na+ máu, làm giảm thể tích và kiềm hóa máu, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Một số nhóm thuốc ức chế men chuyển có thể gây tác dụng phụ như: ho, nổi ban, tụt huyết áp …

 Những kiến thức về chế độ ăn hạn chế muối

Trong điều trị suy tim có 3 khâu cơ bản:

-Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước phù.

-Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch.      

-Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim.

Trong 3 khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ bản nhất. Khi suy tim còn nhẹ, dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đã đủ để khống chế suy tim. Mặt khác khi đã cần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện cần thiết để thuốc trợ tim phát huy tác dụng.

Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào để chống giữ nước, dùng lợi tiểu thải muối, thải nước. Hay nói đúng hơn chế độ ăn nhạt là cơ sở trong điều trị suy tim.

Những người bị suy tim có thể cải thiện các triệu chứng của họ bằng cách giảm lượng muối ăn (NaCl) trong chế độ ăn uống của họ. Muối ăn là một khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Ăn quá nhiều muối làm cho cơ thể giữ hoặc giữ nước quá nhiều, làm xấu đi các chất lỏng tích tụ liên quan đến suy tim.

Hàm lượng muối có chứa trong một số loại thực phẩm

Thức ăn

Khối lượng

Muối miligam

Protein

Thịt gà màu đỏ

100 g

87

Thịt gà màu trắng

100 g

77

Trứng

1 quả

162

Thịt lợn thăn

100 g

65

Sản Phẩm Từ Sữa

Sữa tươi nguyên chất

250 ml

120

Sữa không béo hoặc 1%

250 ml

125

Sữa chua

1 hộp

115

Rau quả và các loại nước ép rau

Cà rốt

1 quả vừa

25

Trái bơ

1/2 quả vừa

10

Dưa chuột

1/2 quả

1

Cà tím

1 quả

2

Rau diếp

1 lá

2

Rau quả và các loại nước ép rau

Cà rốt

1 quả vừa

25

Trái bơ

1/2 quả vừa

10

Dưa chuột

1/2 quả

1

Cà tím

1 quả

2

Rau diếp

1 lá

2

Trái cây

Táo

1 quả vừa

1

Chuối

1 quả vừa

1

Trái cam

1 quả vừa

1

Thông tin hàm lượng muối có chứa trong một số thực phẩm theo Paterna S và cộng sự, Alsafwah S và cộng sự.

Ăn ít muối sẽ giúp kiểm soát huyết áp và phù, cũng như giảm khó thở cho những người bị suy tim. Người bệnh suy tim nên tiêu thụ không quá 2.000 mg (2 gram) muối mỗi ngày, và ít hơn 1.500 mg nếu có thể.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân suy tim, cần kiêng muối và mọi thức ăn mặn. Tuy nhiên, tùy độ suy tim mà có chế độ ăn nhạt khác nhau (nhạt hoàn toàn, nhạt vừa hoặc nhạt).

Chế độ ăn nhạt: là trong chế độ ăn chỉ cần 400 – 700 mg natri/ngày tương đương 1-2g muối. Trong đó đã có sẵn khoảng 1g muối từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn. Vì vậy nên khi chế biến khẩu phần ăn chỉ cần cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm/ngày là đủ lượng natri theo yêu cầu.

Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim còn bù

Giờ ăn

Thứ 2+5

Thứ 3+6+CN

Thứ 4+7

7 giờ

Sữa chua đậu tương 200ml (đậu tương 20g, đường 20g), bánh mỳ 50g.

Sữa chua đậu tương 200ml, bánh mỳ 50g.

Sữa chua đậu tương 200ml, bánh mỳ 50g.

11 giờ

Cơm gạo tẻ 130g, khoai tây hầm thịt bò (khoai tây 100g, thịt bò 50g, dầu 5g), cam quả 200g.

Cơm gạo tẻ 130g, bắp cải xào 200g (dầu 5g), thịt băm viên hấp (thịt nạc 50g), chuối tiêu 2 quả.

Cơm gạo tẻ 130g, bí xanh luộc bỏ nước 200g, trứng đúc thịt rán (trứng vịt ½ quả, thịt nạc 20g, dầu 5g), cam quả 200g.

16 giờ

Cơm gạo tẻ 120g, rau cải trắng xào thịt bò (rau cải 100g, thịt b2 20g, dầu 10g), trứng ốp lếp 1 quả.

Cơm gạo tẻ 120g, giá xào (giá đổ 100g, thịt nạc 50g, dầu 10g), cá hấp nhạt 100g.

Cơm gạo tẻ 120g, rau xào, cá om (cá đồng 150g, dầu 10g)

20 giờ

Bánh quy hoặc bánh đậu 50g

Bánh quy hoặc bánh đậu 50g

Bánh quy hoặc bánh đậu 50g

Chế độ ăn nhạt vừa: là trong chế độ ăn chỉ cần 800 – 1.200mg natri/ngày, tương đương 2-3g muối ăn/ngày. Trong đó đã có sẵn 1g từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn nên khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày.

Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: là trong chế độ ăn chỉ cần 200 – 300 mg natri/ngày. Lượng natri/ngày. Lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm, do đó khi chế biến khẩu phần ăn cần chú ý: hoàn toàn không dùng muối, mì chính, bột canh, nước mắm và chọn thực phẩm chứa ít natri, chẳng hạn gạo trắng, khoai, củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng (ăn ít). Điều cần nhớ là người bệnh tim không nên ăn sữa nguyên kem, đồ hộp, các thức ăn sẵn (nướng, rán, ướp muối, bánh mỳ) vì chứa nhiều muối.

Tuy nhiên, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà chỉ định một trong ba chế độ ăn nhạt trên và theo dõi sự đáp ứng của người bệnh để thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác.

Mẫu thực đơn cho người bệnh suy tim mất bù

Giờ ăn

Thứ 2+5

Thứ 3+6+CN

Thứ 4+7

7 giờ

Khoai lang luộc 300g (2 củ vừa).

Xôi trắng hoặc xôi lúa, xôi đỗ 200g

Khoai tây luộc 200g

11 giờ

Cơm gạo tẻ 100g, rau luộc bỏ nước 200g, trứng gà luộc 1 quả.

Phở thịt bò xào (bánh phở 150g, thịt bì 30g) rau xà lách 100g.

Cơm gạo tẻ 100g, giá xào (giá đỗ 100g, thịt nạc 30g, dầu 5g).

16 giờ

Cơm gạo tẻ 120g, khoai tây hầm (khoai tây 100g, thịt bò 30g, cà chua 30g, dầu 5g).

Cơm gạo tẻ 120g, thịt băm viên hấp (thịt nạc 40g), đậu côve luộc hoặc rau luộc bỏ nước 200g.

Cơm gạo tẻ 120g, thịt nạc rim 50g.

20 giờ

Bánh quy 50g

Bánh mỳ 100g (nhạt)

Bánh quy 50g

Kiến thức về chế độ tập luyện

Người bệnh cần có một chế độ hoạt động và luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Đa phần các trường hợp suy tim nặng cần phải được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động quá sức ảnh hưởng đến tim.

Cũng không nên nghỉ ngơi nhiều quá cũng gây nhiều phiền toái cho tim và các cơ quan khác, vì vậy những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể đi lại, làm việc nhẹ nhàng, khi nào mệt thì ngừng ngay. Có thể lựa chọn tập thể dục nhẹ như đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh, yoga, chơi bóng bàn… nhưng không được quá sức cho hệ tim mạch, khi nào thấy mệt, khó thở, đau ngực thì nên ngừng ngay. Khi mới tập cần bắt đầu ở cường độ nhẹ, sau này tăng dần lên, tránh tập luyện ở ngoài trời khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, trước khi tập cần khởi động nhẹ, thư giãn, sau khi tập thì nghỉ ngơi, không tắm hơi, tắm nước quá nóng hoặc nước lạnh sau khi tập.

Kiến thức về theo dõi cân nặng

Những người bị bệnh suy tim cần phải theo dõi cân nặng của mình một cách cẩn thận. Việc kiểm soát trọng lượng cơ thể sẽ giúp cho người bệnh biết được cơ thể đang bị giữ nước hay không. Nếu người bệnh tăng cân đột ngột có nghĩa là cơ thể đang tích tụ nước và chứng tỏ tình trạng suy tim của người bệnh đang gia tăng. Theo dõi cân nặng sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng suy tim của mình. Để theo dõi cân nặng có hiệu quả người bệnh cần chú ý:

-Cân vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy.

-Sử dụng trên cùng một chiếc cân.

-Ghi kết quả vào sổ theo dõi.

-Đến khám khi tăng cân đột ngột.

ThS.BS. Lê Anh Tuấn - Viện Tim mạch Việt Nam.